image banner
Hội nghị tổng kết Dự án “Giải pháp xử lý chất thải cà phê – Tích hợp các mô hình bền vững để quản lý nước thải và sản phẩm phụ vào chính sách môi trường địa phương”
Lượt xem: 7
Sáng ngày 27/6/2025, tại xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, Viện Khoa học Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án “Giải pháp xử lý chất thải cà phê - Tích hợp các mô hình bền vững để quản lý nước thải và sản phẩm phụ vào chính sách môi trường địa phương”. Tham dự Hội nghị có đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh; Hiệp hội cà phê Sơn La; Trung tâm Khuyến nông tỉnh; đại diện mạng lưới ALiSEA; Công ty chế biến cà phê; HTX và các hộ dân trồng, chế biến cà phê trên địa bàn huyện Mai Sơn.
anh tin bai

Nhóm nghiên cứu báo cáo kết quả mô hình tại Hội nghị

Dự án được tài trợ trong khuôn khổ của Liên minh học tập Nông sinh thái Đông Nam Á (ALiSEA) thuộc Dự án ASSET, với sự hỗ trợ tài chính của EU, AFD, FFEM và DGD Bỉ, triển khai từ tháng 4/2024 đến tháng 6/2025 tại địa bàn xã Chiềng Ban - nơi tập trung vùng trồng cà phê trọng điểm của tỉnh, với mục tiêu chính là tăng cường tính bền vững chuỗi giá trị cà phê thông qua các giải pháp xử lý chất thải thân thiện với môi trường, phù hợp với quy mô nông hộ.

anh tin bai

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Các hoạt động chính của dự án bao gồm: Thiết lập mô hình thí điểm xử lý nước thải từ quá trình chế biến cà phê; Xây dựng mô hình xử lý vỏ cà phê sau chế biến thành phân hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường. Cả 02 mô hình được thực hiện tại HTX Thái Việt, bản Củ, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn.

anh tin bai

Các đại biểu tham quan mô hình xử lý nước thải từ quá trình chế biến cà phê tại HTX Thái Việt

 Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu tại Hội nghị, sau hơn 01 năm triển khai, mô hình xử lý nước thải chế biến cà phê với ba bể liên hoàn (tách vỏ - kỵ khí - hiếu khí) sử dụng men vi sinh Ecomic giúp giảm đáng kể nồng độ BOD5, COD, TSS trong nước thải sau 60 ngày xử lý, đạt gần mức chuẩn xả thải loại A theo QCVN 40:2011.

anh tin bai

Các đại biểu tham quan mô hình ủ vỏ cà phê thành phân bón hữu cơ vi sinh tại HTX Thái Việt

Đối với mô hình ủ vỏ cà phê thành phân bón hữu cơ vi sinh, ứng dụng chủng nấm Trichoderma có khả năng phân giải cellulose và pectin. Sau 70–80 ngày ủ, sản phẩm đạt chất lượng cao với hàm lượng chất hữu cơ lên tới 98,5%, pH cân bằng, vi sinh vật có lợi tăng vượt trội, phù hợp tiêu chuẩn phân hữu cơ cải tạo đất. Kết quả các mô hình không chỉ góp phần xử lý triệt để chất thải nông nghiệp, giảm ô nhiễm môi trường mà còn tái sử dụng hiệu quả phụ phẩm để cải tạo đất, hướng đến canh tác tuần hoàn.

Tại Hội nghị, đại biểu tham dự đã tham luận về các nghiên cứu và chính sách xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh, đồng thời đề xuất các định hướng tích hợp kết quả dự án vào kế hoạch môi trường và nông nghiệp tỉnh, trong đó ưu tiên khuyến khích nhân rộng mô hình tại các vùng cà phê trọng điểm, hỗ trợ kỹ thuật cho người dân, HTX trồng chế biến cà phê quy mô nông hộ, qua đó tăng cường liên kết giữa nhà khoa học - doanh nghiệp - hợp tác xã góp phần vào mục tiêu phát triển chuỗi cà phê bền vững của tỉnh Sơn La, khẳng định cam kết địa phương trong việc gắn bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế nông nghiệp.

                                                                             Ánh Nguyệt - Bích Đào

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
TRANG CHỦ GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ TRANG LIÊN HỆ
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SƠN LA
- Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 9T, Trụ Sở HĐND-UBND tỉnh và một số sở, ngành, Khu Quảng trường Tây Bắc, phường Chiềng Cơi, tỉnh Sơn La.
- Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Doan, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La
- Điện thoại: 02123.852.224
- Fax: 02123.852.791
- Website: https://sokhcn.sonla.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang